Tư vấn xử lý kỷ luật đối với viên chức làm kế toán


Luật sư tư vấn về trường hợp: Kế toán được hiệu trưởng nhiều lần ký cho mượn tiền chế độ của giáo viên bằng hình thức chuyển qua ngân hàng mượn xong ít ngày rồi lại trả lại cho giáo viên (Không thông qua giáo viên chỉ có Hiệu trưởng và kế toán biết ,Giáo viên không có phản ứng). Không lâu sau do bất đồng quan điểm Hiệu trưởng làm biên bản họp ở trường và nhắc nhở kế toán, kế toán nhận lỗi không thông qua giáo viên và xin rút kinh nghiệm. Cụ thể như sau
Thưa Luật sư: Kế toán được hiệu trưởng nhiều lần ký cho
mượn tiền chế độ của giáo viên bằng hình thức chuyển qua ngân hàng mượn xong ít ngày rồi
lại trả lại cho giáo viên (Không thông qua giáo viên chỉ có Hiệu trưởng và kế toán biết, Giáo viên
không có phản ứng). Không lâu sau do bất đồng quan điểm Hiệu trưởng làm biên bản họp ở trường và
nhắc nhở kế toán, kế toán nhận lỗi không thông qua giáo viên và xin rút kinh nghiệm. Hiệu trưởng
không ra quyết định hình thức kỷ luật nào với kế toán mà Hiệu trưởng tiếp tục làm đơn gửi lên phòng
giáo dục và kế toán phải nhận quyết định cảnh cáo do trưởng phòng giáo dục ra vậy luật sư cho hỏi
có đúng quy trình không? Sau khi nhận quyết định kỷ luật cảnh cáo thì kế toán thấy hình thức
kỷ luật cảnh cáo quá nặng nên làm đơn khiếu nại khi PGD đã nhận được thư khiếu nại thì trưởng phòng
thông báo cho Hiệu trưởng Sau đó Hiệu trưởng gọi điện thông báo cho kế toán là cho hạn 2 ngày rút
đơn lại không thanh tra vào cuộc rồi phải mất việc và còn phải tù nũa. Vậy luật sư cho hỏi Mứcđộ kỷ
luật cho kế toán ở mứcđộ nào? Có bị mất việc không và Hiệu trưởng có Bị gì không? Xin cảm
ơn

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu
hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi vtư vấn như sau:

Đối với hành vi vi phạm của bạn

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về hình
thức kỷ luật  cảnh cáo:

"Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một
trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo
đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm
trọng;

…"

Bạn làm kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập và đã được bổ nhiệm là
viên chức. Với hành vi bạn trình bày thì bạn đã Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn,
nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Bạn cần
phải xem xét hành vi của mình có gây hậu quả nghiêm trọng hay không? Nếu gây hậu quả nghiêm trọng
thì hình thức kỷ luật cảnh cáo là phù hợp với bạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định
27/2012/NĐ-CP. Trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng thì hành vi của bạn phù hợp với hình thức
kỷ luật khiển trách theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này:

"Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một
trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo
đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm
quyền nhắc nhở bằng văn bản;"

Thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định tại Khoản 1
Điều 14 Nghị định này:

"1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật."

Bạn cần xem xét người bổ nhiệm bạn là người đứng đầu trường học hay
Phòng giáo dục - đào tạo. Theo quy định thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm hoặc
gửi văn bản đề nghị bổ nhiệm cho cấp trên trực tiếp. Trường hợp bạn được bổ nhiệm bởi Trưởng phòng
GĐ & ĐT thì Trưởng phòng GĐ & ĐT có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật cảnh cáo.

Bạn có bị mất việc hay không dựa vào hành vi vi phạm mà bạn đã thực
hiện. Bạn có thể bị buộc thôi việc khi thực hiện các hành vi theo quy định tại Điều 13 Nghị định
27/2012/NĐ-CP:

"1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án
về hành vi tham nhũng;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo
đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị
sự nghiệp công lập;

4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm
quyền;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một
tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong
tháng dương lịch; năm dương lịch;

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp
luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các
quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức."

Đối với hành vi của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng nhiều lần ký cho mượn tiền chế độ của giáo viên. Bạn cần
xác định Hiệu trưởng biết hành vi bạn sai phạm hay không? Nếu biết mà vẫn cố tình ký thì Hiệu
trưởng có thể bị khiển trách về hành vi xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện theo
quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật công chức.
Trường hợp Hiệu trưởng không hề biết bạn không thông qua giáo viên thì hiệu trưởng sẽ không bị xử
lý kỷ luật trong trường hợp này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –

Số điện thoại liên
hệ: 

1900.6169

để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Khúc Thị Thu – Luật Minh Gia


Lưu ý: Tại thời điểm tìm hiểu có thể
văn bản áp dụng đã hết hiệu lực, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi:

1900.6169

 

để được luật sư giải đáp, hỗ trợ nhanh nhất.



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.