Kính gởi Công Ty Luật Minh Gia Em nhận lám báo cáo quý cho công ty chỉ thỏa thuận bằng miệng từ quý 1 năm 2016 đến hết quý 3/2017 , nhưng Công ty đã không trả lương theo đúng thỏa thuận với mỗi quý là 700.000 đồng và báo cáo quyết toán cuối năm 2016, vì lý do công ty không trả lương nên em đã không làm nữa, em có nhắn tin và gọi điện cho công ty cho người đến bàn giao nhưng họ đã không đến nhận bàn giao chứng từ.
Đến ngày 30/03/2018 công ty cho người đến lấy lại Tocken để báo cáo
quý 4/2017 và em đã bàn giao Tocken. đến ngày 13/03/2018 công ty cho người đến nhận chứng từ kế
toán nhưng em nói với họ là ngày mai ( 14/03/2018)đến nhận vì chứng từ em để ở công ty nơi em làm
việc hiện tại vì nhà em không an toàn cho những giấy tờ quan trọng nhưng họ đã không đến đúng vào
ngày mai như những gì em nói vì lý do là họ đã mượn tiền của em ( không phải tiền lương)nhưng hứa
nhiều lần mà không trả, họ cũng hứa ngày mai là ngày 14/03/2018 họ trả cho em nên em nhắn tin là
“ngày mai đem tiền qua trả cho em sẵng đó em đem sổ về cho chị luôn” nhưng họ đã không đến. đến hôm
nay họ nhắn tin đe dọi nói em là giữ hóa đơn họ sẽ kiện ra pháp luật Vây em nhờ quý Công ty tư vấn
giúp trường hợp của em , em có sai hay không nếu em sai thì em sẽ bị hình phạt như thế nào trước
pháp luật? Rất mong được nhận phản hồi, tư vấn từ quý Công Ty, Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới
Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, không trả lương theo đúng như thỏa
thuận:
Căn cứ theo Điều 18 Bộ Luật Lao Động 2012 quy định:
Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. 2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động. Ngoài ra tại Điều 16 Bộ Luật trên quy định:
Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động. Theo như bạn trình bày thì bạn có nhận làm báo cáo tài chính cho một công ty từ quý I/2016 - 3/2017 với mức tiền lương mỗi quý là 700.000 nhưng không có giao kết hợp đồng. Trường hợp công việc có thời hạn từ 03 tháng trở lên mà công ty không ký kết hợp đồng với người lao động bằng văn bản thì công ty sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: "1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây: a.Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;" Thứ hai, chấm dứt hợp đồng lao động:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; .......... 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này; b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. ........" Theo như quy định trên bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phía bên công ty và tuân thủ thời gian báo trước 30 ngày thì việc chấm dứt của bạn mới đúng quy định của pháp luật. Thứ ba,về trách nhiệm bàn giao công việc: Hiện nay, pháp luật không có quy định về trách nhiệm của người lao động sẽ phải bàn giao công việc mà chỉ quy định về trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại cho đơn vị. Tuy nhiên, trường hợp nếu trong nội dung của hợp đồng lao động đã giao kết hoặc nội quy của đơn vị có quy định về nghĩa vụ phải bàn giao lại công việc trước khi nghỉ việc thì sẽ được áp dụng, giải quyết theo quy định đó. Đối chiếu với trường hợp của bạn thì hai bên không có giao kết hợp đồng lao động nên sẽ không có điều khoản quy định về vấn đề bàn giao công việc nên bạn không phải chịu trách nhiệm đối với phía công ty. Ngoài ra, bạn cũng đã nhiều lần thông báo công ty đến lấy hóa đơn,giấy tờ nhưng phía công ty đã lỡ hẹn rất nhiều lần không đến lấy cho thấy phía công ty không chịu hợp tác với bạn thì đây được xác định là lỗi của công ty Theo Điều 47, Bộ luật lao động năm 2012:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt
hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. 4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán. Như vậy, phía công ty có trách nhiệm thanh toán toàn bộ tiền lương cho bạn khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên nghĩa vụ của các bên là độc lập, nếu các bên không có thỏa thuận khác, việc bạn giữ giấy tờ tài liệu quan trọng của công ty dẫn đến việc công ty đó bị thiệt hại về tài sản (nếu có) thì công ty cũng có quyền yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại. Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi -