Hướng dẫn cách hoạch toán chi phí tháng lương thứ 13
“Các khoản tiền lương chi trả thực tế cho người lao động (bao gồm cả lương tháng thứ 13 và các khoản tiền lương bổ sung) sẽ được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Nếu các khoản tiền lương này được quy định cụ thể (bao gồm mức tiền và các điều kiện được hưởng) tại hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể, được sự đồng ý của hội đồng quản trị và được tính toán hợp lý (gắn liền và phù hợp với kết quả kinh doanh của đơn vị). Quy định này áp dụng chung cho tất cả các loại hình DN không phải là DN Nhà nước”
Điều kiện cơ bản để DN được phép đưa khoản lương tháng thứ 13 này vào chi phí hợp lý là:
Đưa quy định tiền thưởng tháng 13 vào hợp đồng lao động (phụ lục HĐ) hoặc thỏa ước lao động.
Thí dụ: Cuối mỗi năm công ty sẽ thanh toán 01 tháng lương 13 và chi bổ sung 01-> 03 tháng lương cho người lao động tùy theo kết quả hoạt động SXKD
(Điều kiện “đăng ký với cơ quan thuế tổng tiền lương phải trả trong năm” theo quy định hiện hành là không cần nữa)
“Ngoài các khoản tiền lương được hạch toán vào chi phí đã nêu ở trên, các khoản tiền thưởng cho người lao động, doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN các khoản tiền thưởng này. Doanh nghiệp sử dụng khoản lợi nhuận sau thuế để thanh toán”.
Lưu ý:
– Chi phí lương tháng 13 doanh nghiệp phải thực hiện trong thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN mới được coi là hợp lệ. Nếu thực hiện sau thời hạn này thì chi phí nói trên cũng không được hạch toán cho năm sau.
– Ngầm hiểu lương tháng 13 = Mức lương 01 tháng
- Tiền thưởng sử dụng quỹ tiền thưởng, hoặc lợi nhuận sau thuế đề chi thưởng (không được hạch toán để tính thuế TNDN)