Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật thuế


1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây
1. Phạt cảnh cáo







Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.







2.  Phạt tiền







  a) Đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế:







+ Phạt theo số tiền tuyệt đối tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm về thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với người nộp thuế là cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục thuế theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.







+ Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Thông tư 166/2013/TT-BTC là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, còn mức phạt tiền đối với cá nhân (hộ gia đình) bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức







+ Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung phạt tiền được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tiền phạt tối thiểu cộng với mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền.







Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu còn tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền. Đối với hành vi vi phạm về thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.
  b) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:

Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn. Mức phạt tiền được áp dụng cho người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế.

c) Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Mức phạt tiền quy định tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

d) Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 14 Thông tư 166/2013/TT-BTC.

Tìm hiểu chi tiết thông tư 166/2013

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:



Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Điều 13, người nộp thuế vi phạm các quy định tại Mục 2 Chương này thì còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:







a) Buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước nếu đã quá thời hiệu quy định tại Điều 7 Thông tư 166/2013/TT-BTC;







b) Buộc tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán in, phát hành trái quy định của pháp luật, trừ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán là tang vật phải lưu giữ làm chứng cứ xử lý vụ việc vi phạm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.