Công ty kế toán Thiên Ưng Hướng dẫn kế toán cách chuẩn bị hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, trình tự thực hiện và thanh toán chế độ bảo hiểm
Tổng quan bài viết
Lao động nữ đang đóng BHXH sinh con, hồ sơ gồm:
1. Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản: Mẫu C67a-HD (03 bản)
2. Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (01 bản chính)
3. Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con. Trường hợp sau khi sinh con, con chết hoặc mẹ chết thì có thêm giấy chứng tửcủa con hoặc của mẹ (01 bản sao)
Ngoài ra nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì hồ sơ có thêm:
- Người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc theo chế độ 03 ca, làm việc thường xuyên ở nơi có hệ số phụcấp khu vực từ 0,7 trở lên thì có th6m giấy xác nhận của người sửdụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động ;
- Người tàn tật, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệthương tật từ 21% trở lên thì có thêm giấy chứng nhận thương tật hoặc biên bản của Hội đồng giám đinh y khoa.
4. Giấy đề nghị hưởng chế độ thai sản (mẫu D01b-TS)
Thời hạn giải quyết : trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Trình tự thực hiện:
Bước 1 (Lập hồ sơ): Tổ chức đơn vị sử dụng lao động đến BHXH các Quận/Huyện (Phòng Tiếp nhận – Quản lý hồ sơ Bảo hiểm xã hội) nơi đơn vị đang đóng BHXH để lấy mẫu hoặc tải mẫu C67a-HD về để điền đầy đủthông tin theo yêu cầu và lập hồ sơ theo quy định được hướng dẫn.
Bước 2 (Nộp hồ sơ): Tổ chức đơn vị nộp đầy đủ hồ sơ tại Bảo hiểm xã hội các Quận/Huyện (Phòng Tiếp nhận – Quản lý hồ sơ Bảo hiểm xã hội) - Nơi đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3 (Nhận kết quả): Đến ngày hẹn trong phiếu, Tổ chức đơn vị sửdụng lao động đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Thanh toán BHYT khi khám, chữa bệnh:
Đối với các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT (BV ĐH Y Dược TP.HCM – Cơ sở 4 thuộc trường hợp này), người bệnh tự thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với cơ sở y tế, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH để thanh toán. Tùy theo dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh được cung cấp, tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế và chứng từ hợp lệ, BHXH sẽthanh toán cho người bệnh theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá mức quy định của phụ lục ban hành kèm theo Thông tư09/2009. Cụ thể: Từ 55.000 đồng đến 340.000 đồng/đợt điều trị ngoại trú; từ 450.000 đồng đến 3.600.000 đồng/đợt điều trị nội trú.
Hồ sơ thanh toán gồm có: Giấy ra viện, biên lai viện phí, toa thuốc, hóa đơn tài chính… và thẻ BHYT có giá trị sử dụng trong thời gian điều trị bệnh.