Các phương pháp kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 133


Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ, vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC. Chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. Kế toán Centax xin cung cấp tới các bạn bài viết

Nội dung trong bài

Các phương pháp kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 133

 

Thông tư 133/2016/TT-BTC
Kế toán Thuế Centax

Các phương pháp kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 133

 

Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là:

1. Phương pháp kê khai thường xuyên:

 

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục. Nó có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có. Cho thấy tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp…).Ngoài ra còn các doanh nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị,…

2. Phương pháp kiểm kê định kỳ:

 

a.Khái niệm:

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế. Để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:

 
Trị giá hàng xuất kho trong kỳ

 

=

 

Trị giá hàng

 

tồn kho đầu kỳ

 +

 

Tổng trị giá hàng

 

nhập kho trong kỳ

 –

 

Trị giá hàng tồn

kho cuối kỳ

– Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi.Điều đó được phản ánh trên Tài khoản 611 “Mua hàng”.

– Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán.Qua đó, để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của Tài khoản 611 “Mua hàng”. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).

b. Ứng dụng: 

Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp.Nơi có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ…).

Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.

Trên đây là bài viết: Các phương pháp kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 133

 

Để hiểu thêm về Chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, mời các bạn xem thêm những bài viết: 

 

https://ketoan68.net/cac-phuong-phap-ke-toan-hang-ton-kho-theo-thong-tu-113/(mở trong cửa sổ mới)


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.