NTKT TSCĐ vô hình theo Thông tư 133 – TK 2113


Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán, đặc biệt là nguyên tắc kế toán TSCĐ vô hình.

Nguyên tắc kế toán TSCĐ vô hình theo Thông tư 133 – TK 2113

Nguyên tắc kế toán TSCĐ vô hình

Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.

a) Nguyên giá của TSCĐ vô hình do mua sắm trả tiền ngay, mua dưới hình thức thanh toán trả chậm, trả góp, mua dưới hình thức trao đổi, TSCĐ vô hình được cho, được biếu, tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa… được xác định như quy định tại điểm 1.2.1 TSCĐ hữu hình.

b) TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, thì nguyên giá TSCĐ của nó là giá trị hợp lý của các công cụ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.

c) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất là số tiền đã trả để có được quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ…) hoặc theo thỏa thuận của các bên khi góp vố Việc xác định tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

d) Đối với chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai TSCĐ vô hình: Trường hợp xét thấy kết quả triển khai thoả mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” (2412). Khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá tài sản cố định vô hình trong giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ tài khoản 2113 “TSCĐ vô hình”, nếu không đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định vô hình thì toàn bộ chi phí thực tế phát sinh được kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ theo quy định của pháp luậ

đ) Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ theo quy định hiện hành.

e) Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định vô hình.

g) Các nhãn hiệu, tên thương mại, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

Xem thêm:


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.